MÔ HÌNH NẾN NHẬT


Mô hình nến Nhật thuộc nhóm chỉ vào kỹ thuật cho phép nhà đầu tư xác định diễn biến dịch chuyển của giá cả. Nhằm đưa ra quyết định đầu tư dựa theo xu hướng giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, mô hình nến này đã tích hợp hầu hết cho các bộ chỉ báo phân tích kỹ thuật trên hầu hết những nền tảng giao dịch.

Dựa vào mô hình nến Nhật, trader dễ nhận biết ngay được một vài thông tin cơ bản. Chẳng hạn như:

- Giá mở phiên

- Giá chốt phiên

- Giá cao nhất trong phiên giao dịch

- Giá thấp nhất trong phiên giao dịch


Ngay từ thế kỷ 18, các mô hình nến đã bắt đầu được sử dụng. Cha đẻ của mô hình chữ Nhật ngày nay chính là Munehisa Homma. Sau khi thường thường cơ nghiệp gia đình để lại, ông bắt đầu chuyển đến thành phố Osaka. Nơi đây khi đó là thị trường giao thương lúa gạo số 1 Nhật Bản.

Quy trình mua bán lúa gạo thời bấy giờ đã diễn ra hết sức quy củ. Tất cả lúa gạo thậm chí còn được đặt mua trước khi thu hoạch, ghi đầy đủ chi tiết trong những văn tự bán gạo. Chúng gần tương tự như quá trình chúng ta mua cổ phiếu ngày nay.

Munehisa Homma sau một thời gian lăn lộn trên thị trường đã sớm nhận ra rằng bên nào mà lúc trước thông tin thì bên đó chính là người làm chủ cuộc chơi. Sau đó, ông đầu cho hàng trăm người làm lan tỏa đi khắp những vùng mua bán, trồng lúa trong vùng Osaka để thu thập thông tin.

Sau khi hình thành được mạng lưới thông tin, Munehisa Homma đã sáng tạo ra công cụ phân tích mang tên mô nến cây. Ngày nay chúng ta vẫn hay gọi chúng là mô hình chữ nhật biểu diễn biến giá cả trong một khung thời gian nào đó.

Thương vụ nổi tiếng nhất mà Munehisa Homma áp dụng mô hình nến Nhật đã đi vào lịch sử trong ngành mua bán lúa gạo Nhật Bản. Khi đó, ông đã tiến hành mua vào liên tiếp 3 ngày trong bối cảnh tin tức tốt về thị trường liên tục xuất hiện. Việc làm của ông khiến giới thương gia trong ngành cho là dở đời.

Tuy nhiên kể từ ngày thứ 4 trở đi, giá lúa bắt đầu bật tăng trước tin tức mất mùa. Không ngoài dự đoán, tất cả thương gia tình hình lúa gạo đều phải tìm đến Munehisa. Như vậy sau 4 ngày ông lập tức vươn lên hàng ngũ những người giàu nhất Nhật Bản, chi phối toàn bộ ngành kinh doanh lúa gạo tại đất nước mặt trời mọc.

Mô hình đến Nhật do Munehisa phát minh ngày nay đã trở thành công cụ phân tích được mọi nhà đầu tư trên thế giới sử dụng. Không còn gói gọn trong lĩnh vực phân tích thị trường hàng hóa mà chúng còn ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư tiền điện tử.

Đặc điểm của mô hình nến nhật



Có thể thấy rằng, một cây nến tiêu chuẩn gồm 2 phần: thân nến và bóng nến. Đối với nến tăng (màu xanh), giá đóng cửa sẽ cao hơn giá mở cửa. Đối với nến giảm (màu đỏ), giá đóng cửa sẽ thấp hơn giá mở cửa.

Người Nhật đặc biệt nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa giá mở và đóng vì chúng thể hiện những cảm giác của ngày giao dịch.

Nó thể hiện manh mối đầu tiên về phương hướng của ngày. Đó là thời gian khi tất cả tin tức và những lời đồn từ đêm trước được sàng lọc và sau đó thể hiện cùng một lúc. Một điểm then chốt khác là giá đóng, điểm quan trọng đối với các nhà phân tích kỹ thuật. Họ có thể đợi giá đóng để xác nhận một tín hiệu vượt thoát quan trọng từ biểu đồ.

Cấu tạo của mô hình nến Nhật

Từ phiên giao dịch nến Nhật như trên, mỗi cây nến sẽ cung cấp cho trader 4 thông tin chính, trước khi chuyển sang 1 cây nến khác để tiếp tục ghi dữ liệu giá:

- Giá mở cửa

- Giá đóng cửa

- Giá cao nhất trong phiên

- Giá thấp nhất trong phiên

Một cây nến Nhật tiêu chuẩn sẽ phải đầy đủ 3 bộ phận gồm:

- Râu nến trên: giá cao nhất trong phiên

- Râu nến dưới: giá thấp nhất trong phiên

- Body hay thân nến: phần được hiển thị bằng 2 màu xanh đỏ, thể hiện phạm vi giá dao động từ lúc mở cửa tới lúc đóng cửa, trong một khoảng thời gian cụ thể

Trong đó:

+ Giá mở cửa NHỎ HƠN giá đóng cửa → Nến Xanh → Giá tăng

+ Giá mở cửa LỚN HƠN giá đóng cửa → Nến đỏ → Giá giảm

Từ hai màu xanh đỏ này sẽ làm cho phần giá mở cửa, giá đóng cửa, đặt 2 vị trí khác nhau:

+ Nến xanh (nến tăng) Giá mở cửa nằm dưới, giá đóng cửa nằm trên

+ Nến đỏ (nến giảm) Giá mở cửa nằm trên, giá đóng cửa nằm dưới

Với phần body nếu giá mở cửa ấn định bao nhiêu sẽ được đánh dấu thành mức nến bắt đầu chạy. Tương tự, giá đóng cửa hết một phiên là bao nhiêu sẽ trở thành cột mốc tiếp theo được đánh dấu vào nến.

Những phần giá lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với giá đóng cửa, sẽ được nằm ở 2 phần là râu nến trên và râu nến dưới.

Cách phân tích biểu đồ hình nến Nhật

Bạn cần nhớ trên mỗi biểu đồ nến Nhật luôn cung cấp thông tin về giá quan trọng. Bao gồm giá mở phiên, giá cao nhất trong phiên, giấ thấp nhất trong phiên và giá chốt phiên.

Ví dụ bạn đặt khung thời gian giao dịch trong 5 phút thì cứ sau 5 phút, một mô hình nến lại xuất hiện. Với khung thời gian ngắn như vậy, tất cả các thông tin về giá đều diễn ra rất nhanh.

Chẳng hạn như với biểu đồ minh họa, bạn có thể thực hiện phân tích giá theo các bước hướng dẫn sau:



Giá mở phiên: nằm ở phía trên cùng của mô hình nến, phụ thuộc vào bối cảnh tăng hoặc giảm diễn ra trong khung thời gian 5 phút. Trong trường hợp xuất hiện xu hướng tăng giá, màu nến bắt đầu chuyển sang màu xanh hoặc màu trắng tại phía dưới cùng của giá mở cửa. Còn nếu xuất hiện xu hướng giảm giá, màu nến sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc màu đen tại phía trên cùng của giá mở cửa.

Giá cao nhất trong phiên: biểu thị thông qua đỉnh của phần bóng nến trên. Khi giá mở phiên hoặc giá chốt phiên đồng thời cũng là giá cao nhất, mô hình nền sẽ không còn bóng nến phía trên.

Giá thấp nhất trong phiên: biểu thị thông qua đáy của phần bóng nến dưới. Khi giá mở phiên hoặc giá chốt phiên đồng thời cũng là giá thấp nhất, mô hình nền sẽ không còn bóng nến dưới.

Giá chốt phiên: đây là mức giá có hiệu lực cuối cùng trong phiên giao dịch. Nó được biểu thị thông qua phần nến trên cùng đối với nến tăng giá và dưới cùng với nến giảm giá.

Nếu một mô hình lên Nhật đã hình thành, mỗi khi giá dịch là thì nó sẽ lại thay đổi theo. Trong trường hợp giá không đổi, chỉ đến khi mô hình nến chính thức hoàn thành, cả giá cao nhất và giải thích nhất vẫn liên tục biến đổi.

Kéo theo đó, màu nến cũng biến đổi theo, chẳng hạn như chuyển từ xanh sang đỏ trong xu hướng giảm giá. Cho đến khi không thời gian kết thúc, mức giá cuối cùng chính là giá chốt phiên, mô hình nến sẽ hoàn thành và bắt đầu khởi đầu một mô hình nến khác.

Hạn chế của các mô hình nến Nhật

Không thể dự báo xu hướng

Mô hình nến Nhật chỉ thể hiện giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong khoảng một thời gian nhất định. Vì vậy các mô hình nến Nhật chỉ cho bạn biết những điều diễn ra trong hiện tại.

Bản thân mô hình nến Nhật là một công cụ giao dịch, hoàn toàn không phải một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh. Bạn cần nhiều hơn việc chỉ nhìn các mô hình nến Nhật để có thể xác định xu hướng và giao dịch.

Không thể hiện rõ chuyển động giá bên trong nó

Bên trái là một mô hình nến D1, bên phải là 2 hành động giá trên H1. Bạn có biết được hành động giá nào ở bên trong nến D1 đó không? Hành động giá bên trong bản thân cây nến quan trọng hơn cây nến đó rất nhiều vì nó cho bạn biết nhiều điều về thị trường hơn.



Với 2 nhược điểm trên, rõ ràng mô hình nến Nhật không thể tự tạo ra một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh. Nhưng mô hình nến Nhật là một công cụ vô cùng quan trọng nếu bạn biết cách sử dụng chúng đúng cách kết hợp với các công cụ kỹ thuật khác.

CÁC MÔ HÌNH NẾN NHẬT CƠ BẢN

Nến tiêu chuẩn (standard)



Nến Standard bao gồm các thành phần:

- Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất

- Thân nến dài

- Râu nến trên và râu nến dưới ngắn

- Nến tăng màu xanh có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa

- Nến giảm màu đỏ có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa


Nến cường lực (marubozu)

Có thân nến rất dài thân nên giá mở cửa và giá đóng cửa cách xa nhau, và hoàn toàn không có bóng nến hoặc có nhưng không đáng kể


Ý nghĩa: thể hiện lực mua (nến xanh)lực bán (nến đỏ) rất là mạnh, chính vì vậy nó thường xuất hiện khi thị trường tăng giá hoặc giảm giá mạnh. Điều này cho thấy trong quá trình mua bán và giao dịch các nhà đầu tư không có sự lưỡng lự giữa 2 bên mua bán


Nến con xoay (Spinning Top)

Nến có thân nhỏ thể hiện dấu hiệu 2 phe bán và mua đều không thể giành quyền kiểm soát thị trường.

Tâm lý của các nhà đầu tư cũng đang do dự trong việc mua và bán. Khó có thể dự đoán trong tương lai giá sẽ tăng hoặc giảm.



Nến búa (Hammer)

Là một dạng nến đặc biệt với các điểm nhận dạng:

- Có râu nến ở phía dưới dài hơn phần thân nến thực

- Râu nến phải dài gần gấp 2 lần thân nến thật

- Nến Hammer đều có thể là nến giảm (Bearish - màu đỏ) hoặc nến tăng (Bullish - màu xanh)

- Râu nến phía trên rất nhỏ hoặc không có

Ý nghĩa: Nến búa hammer thường được xuất hiện trong thị trường có xu hướng giảm báo hiệu dấu hiệu đảo chiều cực kì mạnh, thể hiện tâm lý các nhà đầu tư đang tìm kiếm vùng giá tốt để gia nhập thị trường và hình thành áp lực mua đè lên áp lực bán tạo nên dấu hiệu đảo chiều và tăng giá xuất hiện.



Nến búa ngược (Inverted Hammer)

Có dạng tương tự với mô hình nến búa là cùng xuất hiện trong thị trường có xu hướng giảm và dấu hiệu đảo chiều tại đáy. Mô hình nến búa ngược có thân nến nhỏ, thân nến có thể là xanh hoặc đỏ, có bóng nến bên trên dài gấp đôi thân nến và bóng nến bên dưới rất nhỏ hoặc không có

Ý nghĩa: dự báo dấu hiệu đảo chiều trong xu hướng giảm trước đó. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải quan sát thêm để xác nhận thêm dấu hiệu trước khi vào giao dịch

Lưu ý: Đối với nến Hammer - Inverted Hammer đều cần phải quan sát thêm các chỉ báo khác vì thời điểm mở cửa và đóng cửa là lúc có khối lượng giao dịch lớn nhất

Khi bên bán thực hiện hành động bán tại giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên giao dịch, nếu phiên giao dịch tiếp theo giá tăng mạnh sẽ gây tâm lý hoảng loạn cho bên bán và khiến bên bán ở vị thế thua lỗ. Giá càng tăng cao, bên bán có tâm lý nhanh chóng kết thúc giao dịch để chốt lỗ cho giao dịch họ đã dặt, vì thế càng làm tăng áp lực mua vào



Nến Hanging Man

Nến Hanging Man có hình dạng giống nến Hammer nhưng hoàn toàn khác nhau về tính chất. Nến Hanging Man xuất hiện trong thị trường có xu hướng tăng và cảnh báo khả năng tạo đỉnh của xu hướng đó

Ý nghĩa: Nến Hanging Man dự báo dấu hiệu đảo chiều giảm giá trong 1 xu hướng tăng trước đó. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chờ đợi phiên giao dịch tiếp theo kết thúc để ra quyết định trước khi vào lệnh. Dấu hiệu thể hiện thị trường giảm là nến giảm giá mạnh ngay phía sau nến Hanging Man hoặc có một khoảng nhảy giảm giá (gaps down)



Nến sao băng (Shooting Star)

Nến Shooting Star có hình dạng giống nến Inverted Hammer nhưng hoàn toàn khác nhau về tính chất. Nến Shooting Star xuất hiện trong thị trường có xu hướng tăng và thông báo khả năng tạo đỉnh của xu hướng đó

Ý nghĩa: Nến Shooting Star thường xuất hiện trong xu hướng tăng báo hiệu dấu hiệu đảo chiều cực kì mạnh, có nghĩa là các nhà đầu tư đang tìm vùng giá tốt để gia nhập thị trường và hình thành áp lực bán đè lên áp lực mua trước đó. Thể hiện dấu hiệu đảo chiều và giảm giá xuất hiện



Nến Doji

Là nến có giá mở cửa và giá đóng cửa xấp xỉ như nhau, vì vậy phần thân nến Doji thường khá mỏng gần như là 1 đường thẳng tạo hình cây nến thành 1 dấu cộng. Thể hiện sự do dự trong việc xác định vị thế của nhà đầu tư, không có phe nào xác định được thị trường



Nến Star Doji

Có đặc điểm là bóng nến phía trên và phía dưới đều ngắn và có độ dài ngang bằng nhau



Nến Long Legged Doji (Doji chân dài)

Nến này có đặc điểm là bóng nến phía trên và phía dưới rất dài và gần bằng nhau



Nến Dragonfly Doji (Doji chuồn chuồn)

Nến này không có bóng nến phía trên nhưng bóng nến phía dưới thường rất dài



Nến Gravestone Doji (Doji bia mộ)

Đặc điểm của loại nến này là bóng trên rất dài nhưng không có bóng dưới



Nến Windows (Gaps)

Gap được hiểu đơn giản là các khoảng trống, khi giá di chuyển giá quá đột ngột tăng quá mạnh hoặc giá giảm quá mạnh khiến giá bật (lên - xuống) cao hơn thật thấp hơn so với giá đóng cửa của cây nên trước đó, tạo ra một khoảng trống trên đồ thị giá