MACD HISTOGRAM


MACD Histogram được phát triển bởi Thomas Aspray vào năm 1986, là một biểu đồ đo lường khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu của nó (đường EMA 9 ngày của MACD).

Giống như MACD, biểu đồ MACD Histogram cũng là một bộ dao động động lượng trên và dưới đường Zero. Aspray đã phát triển biểu đồ Historgam để dự đoán sự giao cắt đường tín hiệu trong MACD.Bởi vì MACD sử dụng đường trung bình động và giá trung bình di chuyển chậm, tín hiệu MACD cắt đường tín hiệu có thể đến trễ và ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro (reward-to-risk ratio) của giao dịch. Các phân kỳ tăng hoặc giảm trong biểu đồ Histogram có thể cảnh báo các về sự giao nhau của đường tín hiệu sắp xảy ra trong MACD.

Ý nghĩa của MACD Histogram

MACD Histogram sử dụng dữ liệu giá cũ để thực hiện. Do đó, chỉ báo này có độ trễ vì nó tính toán trước các dữ liệu cũ sau đó mới mới tính đến dữ liệu giá mới.

MACD Histogram cũng khá là quan trọng vì nó có thể báo hiệu một lệnh vào sau khi động thái ban đầu đã bắt đầu và bỏ lại số pip.

Tín hiệu vào lệnh được đề xuất cao nhất là khi chỉ báo MACD cắt qua chỉ báo tín hiệu theo một xu hướng. Hai đường chỉ báo này đơn giản là hai đường trung bình động. Về bản chất của nó, sự giao nhau này sẽ không sảy ra cho đến khi di chuyển được thực hiện.

Một số nhà giao dịch đề xuất chỉ báo MACD này vì nó cho biết động thái có nhiều khả năng tiếp tục theo hướng đó, tuy nhiên chỉ báo MACD có thể đưa ra tín hiệu sớm hơn để vào lệnh.

Công thức tính MACD Histogram

Để tính được chỉ báo MACD Histogram, chúng ta lấy đường MACD trừ cho đường tín hiệu. MACD Histogram đạt giá trị dương khi đường MACD nằm trên đường tín hiệu và âm khi đường MACD nằm dưới đường tín hiệu.

Đường MACD = (EMA 12 kỳ – EMA 26 kỳ)

Đường tín hiệu = EMA 9 kỳ của đường MACD

MACD Histogram = Đường MACD – Đường tín hiệu


Ở trên là công thức tính cho thiết lập mặc định của chỉ báo MACD-Histogram, dưới dạng MACD (12,26,9), nhưng những thông số này có thể được điều chỉnh tùy vào phong cách giao dịch và mục tiêu của từng trader. MACD Histogram đạt giá trị dương khi đường MACD nằm trên đường tín hiệu và âm khi đường MACD nằm dưới đường tín hiệu.


Tín hiệu

Thực tế MACD Histogram là một phần của chỉ báo MACD nên có công thức tính giống nhau, cũng như đều có thể xác định hội tụ, phân kỳ hay giao cắt. Tuy nhiên, MACD Histogram thể hiện những tín hiệu trên dưới dạng đồ thị. Dưới đây là so sánh hai chỉ báo này trên biểu đồ Darden Restaurants (DRI).

Đầu tiên là một tín hiệu giao cắt giảm xảy ra khi đường MACD (đen) cắt xuống dưới đường tín hiệu (đỏ). MACD Histogram thể hiện tín hiệu giao cắt này bằng việc cắt xuống dưới mức 0. Sự phân kỳ xảy ra ngay sau đó, khi MACD Histogram mở rộng xuống dưới cực âm và đường MACD di chuyển ra xa đường tín hiệu. Sau một thời gian, đường MACD tiến gần đường tín hiệu và MACD Histogram tiến gần tới mức 0. Đây là được gọi là sự hội tụ trước khi tín hiệu giao cắt tăng xuất hiện.

Quy tắc

Từ độ dốc của biểu đồ Histogram, người ta có thể nhận được tín hiệu giao dịch.

- Khi thanh sau cao hơn thanh trước, độ dốc tăng lên. Điều đó biểu thị rằng thị trường đang có xu hướng tăng, bạn có thể vào lệnh BUY.

- Ngược lại, khi thanh sau thấp hơn thanh trước, độ dốc giảm xuống, có nghĩa thị trường đang trong xu hướng giảm, bạn có thể vào lệnh SELL.

Nếu giá đi theo một chiều và biểu đồ biểu đồ Histogram di chuyển theo hướng ngược lại, thì có nghĩa là xu hướng giá đang yếu dần và có thể sẽ có sự đảo ngược xu hướng sau đó.

BUY khi biểu đồ ngừng giảm và tăng lên. Đặt điểm chặn lỗ dưới đáy gần nhất.

SELL khi biểu đồ ngừng tăng và giảm xuống. Đặt điểm chặn lỗ trên đỉnh gần nhất.


Lưu ý: Trên các khung thời gian nhỏ hơn, giờ hoặc ngày, biểu đồ Histogram lên xuống thường xuyên nên trên thực tế không thể vào lệnh ngay mỗi khi nó dịch chuyển. Do đó, cách sử dụng macd histogram hiệu quả nhất là kết hợp với các chỉ báo và tín hiệu khác.

CÁCH SỬ DỤNG MACD HISTOGRAM

Phân kỳ thường (Normal divergence)

Biểu đồ Caterpillar dưới đây cho thấy một tín hiệu phân kỳ tăng xuất hiện khi đường MACD tạo ra hai đáy thấp hơn, nhưng MACD Histogram hình thành hai đáy cao hơn trước khi nó cắt lên trên đường trung tâm – một tín hiệu giao cắt tăng giữa đường MACD và đường tín hiệu.


Tiếp theo, đến với một tín hiệu phân kỳ giảm giữa đường MACD và MACD Histogram trên biểu đồ Aeropostale (ARO). Chỉ báo này tạo ra những đỉnh thấp hơn khi đường MACD vẫn hình thành các đỉnh cao hơn. Kết quả MACD Histogram cắt xuống dưới đường trung tâm, báo hiệu sự giao cắt giảm giữa đường MACD và đường tín hiệu và mở ra một giai đoạn giảm giá mạnh sau đó.


Phân kỳ xiên (Slant Divergence)

Để hiểu rõ sự khác biệt giữa phân kỳ thường và phân kỳ xiên, hay cùng xem một ví dụ trên biểu đồ Boeing dưới đây.


Tín hiệu từ 26/6 đến 8/7 là một phân kỳ tăng, nhưng đáy cao hơn hay đáy thứ hai của MACD Histogram có hình dạng không rõ ràng. Tín hiệu phân kỳ trong trường hợp này được gọi là phân ky xiên (Slant Divergence), nó báo hiệu chính xác tín hiệu giao cắt tăng vào giữa tháng 7.


Vào tháng 5/2008, tín hiệu Slant Divergence giảm giá xuất hiện trên biểu đồ Disney (DIS) dưới đây từ 8/5. Đỉnh thấp hơn của MACD Histogram thậm chí gần như không xuất hiện. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến hiệu quả của tín hiệu khi nó vẫn dự báo thành công một giao cắt giảm vào nửa cuối tháng 5. Ngoài ra, biểu đồ cũng cho thấy một tín hiệu phân kỳ tăng trước đó.

Lời kết

Chỉ báo MACD-Histogram được tạo ra với mục đích dự báo sự giao cắt giữa đường MACD và đường tín hiệu bằng tín hiệu phân kỳ giữa đường MACD và chỉ báo. Tuy nhiên, trader lưu ý những tín hiệu phân kỳ xuất hiện liên tục và kéo dài trong một thời gian ngắn sẽ không hiệu quả bằng những tín hiệu tồn tại lâu hơn.